Đậm đà lẩu cá linh bông điên điển Miền Tây

  • Tue, 10/06/2014

Đôi khi, cuộc sống khó khăn đã tạo nên những sáng tạo kỳ diệu. Sự sáng tạo trong ẩm thực của người miền Tây Nam Bộ xưa là biết kết hợp những thứ “cây nhà lá vườn” thành những “tuyệt tác” món ăn dành riêng cho người miền sông nước. Ở bài viết này, Viet Fun Travel muốn nói đến 1 món ngon đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà hầu như ai đã từng 1 lần ăn qua sẽ nhớ mãi. Một lần đi Tour du lịch miền Tây và nhớ mãi đó chính là món lẩu cá linh bông điên điển miền Tây. Có lẽ, trong tất cả các “sự kết hợp” giữa “những con, những rau, những cái” ở miền Tây Nam Bộ thì món lẩu cá linh bông điên điển là sự kết hợp độc đáo nhất.

Bông điên điển: bông được dùng như… rau

Điên điển có nhiều ở các vùng đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Cây điên điển ngày xưa là cây hoang dã, rất dễ thích nghi với môi trường và có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh hay các loài cây khác. Hoa điên điển khi nở có màu vàng óng, nhìn rất đẹp, là đề tài cho nhiều nhạc sĩ, nhà văn sáng tác.


Bông điên điển nở vàng nhìn đẹp mắt, được người miền Tây sử dụng như rau
 

Người Nam Bộ gọi là bông điên điển và dùng loại bông này như 1 loại rau ăn. Bông điên điển có hương vị rất đặc biệt, có độ giòn thơm, bùi, béo rất đặc trưng miền Tây Nam Bộ. Ở Nam Bộ người ta còn dùng bông điên điển để làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà, gỏi tép đồng v.v.. Ở các miệt miền Tây như Châu Đốc, An Giang, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Tiền Giang… người dân hay dùng bông điên điển để ăn sống hoặc nhúng lẩu chua, ăn kèm với bún cá…

-> Tham khảo ngay: Những món ăn ngon ở Miền Tây

“Cá không thờ nhưng gọi… cá linh”

“Nước không chân sao kêu nước đứng. Con cá không thờ sao gọi cá linh”. Cá linh thuộc dòng dõi cá trắng, thân nhỏ, vảy nhuyễn và mềm. Cá linh là loại cá thường xuất hiện vào mùa nước nổi và hầu như chỉ duy nhất mùa này mới có (từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch).

Cá linh ngon nhất vào đầu mùa, lúc đó cá còn non, xương còn mềm, to bằng ngón tay út, có màu trắng bạc lấp lánh. Cá linh đầu mùa còn non nên thịt ngọt, béo. Chỉ cần bóp nhẹ bụng lấy ruột ra, bỏ mật, sau đó rửa sạch, không cần đánh vảy, ngâm nước muối cho sạch nhớt. Đến tầm tháng 10 âm lịch, cá linh già, to bằng 4 ngón tay, lúc này xương hơi cứng, khi ăn phải đánh vảy.


Vào mùa nước nổi miền Tây, cá linh xuất hiện từng đàn
 

Cá linh đầu mùa hay cuối mùa thì đều được bà con miền Tây “tận dụng” hết và chế biến ra nhiều món ngon, hấp dẫn khác như cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh, cá linh nướng, cá linh làm mắm. Ở Cần Thơ cá linh nấu chua với bần, ở An Phú – An Giang cá linh được kho với bứa rừng (một loại quả chỉ có ở miền Tây), còn ở Đồng Tháp thì cá linh nấu chung với bông súng.

Cá linh còn dùng để làm mắm. Mắm cá linh vùng Đồng Tháp, Long An, An Giang, Cần Thơ ngon nổi tiếng. Có thể nói cá linh là món ăn quen thuộc của các gia đình nông thôn miền Tây qua các món như cá linh kho đọt chùm ruột, cá linh kho khế, kho me, kho lá giang, kho trái giác v.v..

-> Nên xem: Đi Miền Tây nên mua gì làm quà?

Đậm đà lẩu cá linh bông điên điển miền Tây

Ngày trước, vào mùa nước nổi, thức ăn thường hiếm hoi hơn các mùa khác, vì thế người miền Tây đã nghĩ ra việc kết hợp, lấy cá linh nấu canh, nấu lẩu rồi dùng bông điên điển có nhiều ở sông nước miền Tây để làm rau thay thế các loài rau khác. Dần dà, với sự kết hợp này, thêm 1 chút sáng tạo, thêm 1 chút gia vị, người miền Tây đã chế biến ra món lẩu cá linh bông điên điển đậm đà, mang phong cách miền Tây.


Lẩu cá linh bông điên điển: sự kết hợp độc đáo giữa cá linh và bông điên điển tạo nên món ngon đặc sản miền Tây
 

Để món cá linh nấu lẩu thêm tươi ngon, trước hết phải chọn cho được cá linh tươi mang về móc ruột, làm sạch, để vào rổ thưa cho ráo nước, xong ướp với tỏi, ớt, đường, chút muối khoảng 10 phút. Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi lẩu để nấu, dằn vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi riu lên. Vì cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá linh vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng hoa điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ hoa.

-> Tham khảo thêm một số Tour Miền Tây 2 Ngày 1 Đêm do Viet Fun Travel tổ chức.

Có thể nói bông điên điển kết hợp với cá linh vào mùa nước nổi là một sự kết hợp độc đáo, “rất miền Tây” và chỉ ở miền Tây người ta mới có thể tìm thấy món ngon này (mà ngon nhất là vào mùa nước nổi). Vị độc đáo của món lẩu cá linh bông điên điển là nhờ vào vị ngọt từ cá linh, vị chua chua, thơm giòn của bông điên điển. Lẩu cá linh có thể ăn kèm với bún tươi hoặc cơm nóng, nước mắm mặn pha ớt để chấm cá linh. Những ai đã từng ăn món này, đều phải gật gù khen ngon, nhất là những người con miền Tây, mỗi mùa nước nổi về lại nhớ món lẩu này đến da diết.

Nguồn: Viet Fun Travel
Nhận xét
Tour Du Lịch Miền Tây 1 Ngày

XEM NHIỀU NHẤT

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cà Mau

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cà Mau

Viet Fun Travel xin giới thiệu cùng bạn đ�...

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bạc Liêu

Khi đến du lịch một nơi, Quý khách cần...

Kinh nghiệm phượt bằng xe máy về Miền Tây

Kinh nghiệm phượt bằng xe máy về Miền Tây

Nếu bạn đã ngán với việc đi du lịch ...

Những địa điểm tham quan vườn trái cây miền Tây Nam Bộ

Những địa điểm tham quan vườn trái cây miền Tây Nam Bộ

Viet Fun Travel sẽ cung cấp cho Quý khách th ...

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang

Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang

Giang được xem là vùng đất linh thiêng v...